Các thành phố tại Bờ Tây Bờ_Tây

Bản đồ các khu định cư Israel, màu xanh dương, tại Bờ Tây

Khu vực đông dân cư nhất của Bờ Tây là vùng núi non, chạy từ phía bắc xuống phía nam, nơi có các thành phố Đông Jerusalem, Nablus, Ramallah, Bethlehem, và Hebron. Jenin, ở phía cực bắc Bờ Tây nằm tại cạnh phía nam của Thung lũng Jezreel, QalqilyahTulkarm nằm ở những vùng chân núi bên cạnh đồng bằng ven biển Israel, và Jericho ở gần Sông Jordan, ngay phía bắc Biển Chết.

Ma'ale Adumim (khoảng 6 km phía đông Jerusalem), Modi'in Illit, Betar IllitAriel là những khu định cư Israel lớn nhất tại đây. Xem thêm: Danh sách các thành phố ở các vùng Chính quyền Palestine

Nguồn gốc tên gọi

Bờ Tây

Bờ Tây thực ra là cách nói tắt của Bờ Tây sông Jordan.

Cho tới tận năm 1948–1949 vùng này không hề hiện diện với tư cách riêng biệt, sau đó nó được xác định bởi Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Jordan. Cái tên "Bờ Tây" rõ ràng lần đầu tiên được người Jordan sử dụng thời họ sáp nhập vùng này và đã trở thành cái tên thông thường nhất được dùng trong tiếng Anh và các ngôn ngữ có liên quan khác. Trước khi có tên này, vùng được gọi là Judea và Samaria, cái tên từ trong lịch sử lâu dài của nó. Ví dụ, Nghị quyết 181 của Liên hiệp quốc, Kế hoạch phân chia năm 1947 rõ ràng coi nó là một phần của Judea và Samaria. Về các biên giới được công bố trong nghị quyết xem văn bản here.

Cisjordan/Transjordan (Nội/Ngoại Jordan)

Cái tên tiếng Latin mới, Cisjordan hay Cis-Jordan (theo nghĩa đen "ở phía bên này [Sông] Jordan", có thể dịch ra tiếng Việt là Nội Jordan) là tên được sử dụng nhiều nhất trong những ngôn ngữ hệ Roman, một phần đang bị tranh cãi về nghĩa lôgíc vì từ "[sông] bờ" không nên đem ra áp dụng cho một vùng núi non. Từ tương tự Transjordan (Ngoại Jordan) trong lịch sử thường được dùng để chỉ nước Jordan hiện nay nằm ở "bờ đông" của Sông Jordan. Trong tiếng Anh, cái tên "Cisjordan" cũng được dùng để chỉ toàn bộ vùng giữa Sông JordanBiển Địa Trung Hải, nhưng việc dùng theo nghĩa đó rất hiếm thấy trong vài thập kỷ trước. Trong tiếng Anh, việc sử dụng cái tên Bờ Tây đã trở nên quá quen thuộc cho toàn bộ thực thể địa-chính trị này. Đối với vùng thấp nằm trực tiếp phía tây Jordan, cái tên Thung lũng Jordan được dùng để thay thế, Judea và Samaria, cũng đã được dùng nhiều bởi người Do Thái và các dân tộc khác từ thời Kinh Thánh.

Thuật ngữ chính trị

Người Israel coi vùng này vừa là một, vừa là hai thực thể: "Bờ Tây" (tiếng Hebrew: "ha-Gada ha-Ma'aravit" "הגדה המערבית"), hay: Judea (tiếng Hebrew: "Yehuda" "יהודה") và Samaria (tiếng Hebrew: "Shomron" "שומרון"), theo hai vương quốc được ghi lại trong Kinh thánh (Vương quốc Judah ở phía nam và Vương quốc Israel ở phía bắc — thời trước, thủ đô của nó là thị trấn Samaria). Biên giới giữa Judea và Samaria là một vành đai lãnh thổ nằm trực tiếp phía bắc Jerusalem thỉnh thoảng được gọi là "vùng đất của Benjamin".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bờ_Tây http://www.americanthinker.com/articles.php?articl... http://www.globalpolitician.com/articles.asp?ID=13... http://www.jpost.com/servlet/Satellite?apage=2&cid... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761557747_2/We... http://www.pademographics.com http://www.smolanim.com/post-search.php3?RowID=617... http://www.aauj.edu/overview/um/um.htm http://www.alquds.edu/gen_info/index.php?page=over... http://www.bethlehem.edu/about/history.shtml http://home.birzeit.edu/dsp/research/publications/...